Rối loạn tâm lý Rối loạn tâm trạng

Rối loạn tâm trạng

Đã đọc 0%

Bảo khóc cả ngày, luôn cảm thấy mình vô dụng và cuộc sống của mình thật vô vọng, anh không thể rời khỏi giường của mình. Châu thức trắng cả đêm, nói chuyện rất nhanh và thường đi mua sắm thỏa thích, cô ấy đã chi 3.000 đô-la chỉ cho đồ nội thất, mặc dù cô ấy biết mình không hề đủ khả năng chi trả. Mai vừa mới sinh con xong, cô ấy cảm thấy choáng ngợp, luôn muốn khóc, lo lắng, hoảng sợ, và tin rằng mình là một người mẹ tồi tệ - thực tế hằng ngày kể từ khi con của cô ấy được sinh ra. Tất cả những người này đều có các triệu chứng của một dạng tiềm năng rối loạn tâm trạng (hay còn được gọi là rối loạn khí sắc).

Rối loạn tâm trạn được đặc trưng bởi những nhiễu loạn nghiêm trọng về tâm trạng và cảm xúc - thường là trầm cảm, nhưng cũng là hưng cảm và sự hưng phấn (Rothschild, 1999). Tất cả chúng ta đều trải qua những biến động về tâm trạng và trạng thái cảm xúc, và thường những biến động này là do các sự kiện trong cuộc sống của chúng ta gây ra. Chúng ta trở nên phấn khích nếu đội yêu thích của chúng ta giành chiến thắng ở Giải Thể thao Thế giới và chán nản nếu một mối quan hệ lãng mạn kết thúc hoặc nếu chúng ta mất việc. Đôi khi, chúng ta cảm thấy tuyệt vời hoặc đau khổ mà không có lý do rõ ràng. Những người bị rối loạn tâm trạng cũng trải qua những biến động về tâm trạng, nhưng sự dao động tâm trạng của họ rất lớn, làm sai lệch cách nhìn của họ về cuộc sống và làm suy giảm hoạt động chức năng của họ.

DSM-5 liệt kê hai loại rối loạn tâm trạng chính. Rối loạn trầm cảm là một nhóm các rối loạn trong đó trầm cảm là đặc điểm chính. Trầm cảm là một thuật ngữ mơ hồ, trong ngôn ngữ hàng ngày, dùng để chỉ một nỗi buồn dữ dội và dai dẳng. Trầm cảm là một trạng thái tâm trạng không đồng nhất - nó bao gồm một loạt các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng. Những người trầm cảm cảm thấy buồn, chán nản và tuyệt vọng. Những cá nhân này mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích, thường xuyên có trải nghiệm giảm các ham muốn cơ bản như đói và tình dục, và thường nghi ngờ giá trị cá nhân. Các rối loạn trầm cảm khác nhau tùy theo mức độ, nhưng chương này muốn nêu bật dạng được biết đến nhiều nhất: rối loạn trầm cảm chủ yếu (đôi khi được gọi là trầm cảm đơn cực).

Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan là một nhóm các rối loạn trong đó hưng cảm là đặc điểm xác định. Hưng cảm là một trạng thái cực kỳ phấn khích và kích động. Khi mọi người trải qua cơn hưng cảm, họ có thể cực kỳ hoạt ngôn, hành xử trở nên thiếu thận trọng hoặc cố gắng thực hiện nhiều việc cùng một lúc. Dạng được ghi nhận nhiều nhất trong số các rối loạn này là rối loạn lưỡng cực.