Rối loạn tâm lý Rối loạn tâm lý trong quá khứ

Rối loạn tâm lý trong quá khứ

Đã đọc 0%

Trong phần lớn lịch sử, những người rối loạn tâm lý được điều trị rất kém. Người ta tin rằng rối loạn tâm lý là do quỷ ám, phù thủy hoặc một vị thần giận dữ (Szasz, 1960). Ví dụ, vào thời trung cổ, những hành vi bất thường được xem là dấu hiệu cho thấy một người bị quỷ ám. Nếu ai đó bị coi là bị ma nhập, có một số hình thức điều trị để giải phóng linh hồn khỏi người đó. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là trừ tà, thường được thực hiện bởi các linh mục hoặc các nhân vật tôn giáo khác: Thần chú và lời cầu nguyện được nói ra và người bệnh có thể đã được cho uống một số loại thuốc. Một hình thức điều trị khác cho những trường hợp rối loạn tâm lý nghiêm trọng là đục lỗ nhỏ trên hộp sọ của người này để giải phóng linh hồn xấu xa khỏi cơ thể. Hầu hết những người được điều trị theo cách này đã chết. Ngoài trừ tà và bắt ma, những người rối loạn tâm lý đối diện với nguy cơ bị hành quyết hoặc bỏ tù. Hoặc còn những người khác trở thành những người ăn xin vô gia cư. Nói chung, hầu hết những người có hành vi kỳ lạ đều bị hiểu lầm và bị đối xử tàn nhẫn. Lý thuyết tâm thần phổ biến trong lịch sử trước đây cho rằng rối loạn tâm lý là kết quả của quỷ ám bởi một linh hồn xấu xa hoặc một ác thần. Chẳng riêng gì rối loạn tâm lý, bởi vì thời điểm đó, các hiện tượng không thể giải thích được thì đều quy kết do các vị thần được coi là tốt hoặc xấu.

Hình 4

Từ cuối những năm 1400 đến cuối những năm 1600, một số tổ chức tôn giáo vẫn tồn tại một niềm tin phổ biến là một số người đã giao ước với ma quỷ và thực hiện những hành vi khủng khiếp, chẳng hạn như ăn thịt trẻ sơ sinh (Blumberg, 2007). Những người này bị coi là phù thủy và bị tòa án xét xử và kết án, họ thường bị thiêu trên cọc. Trên toàn thế giới, người ta ước tính rằng hàng chục nghìn người rối loạn tâm lý đã bị giết sau khi bị buộc tội là phù thủy hoặc chịu ảnh hưởng của phù thủy (Hemphill, 1966).

Đến thế kỷ 18, những người bị coi là kỳ quặc và khác thường được đưa vào các trại tị nạn. Các trại tị nạn là những cơ sở đầu tiên được tạo ra với mục đích cụ thể là nơi ở của những người bị rối loạn tâm lý, nhưng trọng tâm là cách ly họ khỏi xã hội hơn là điều trị họ. Thường thì những người này bị giam trong ngục tối, không có cửa sổ, bị đánh đập, xích vào giường và hầu như không ai chăm sóc hoặc tiếp xúc với người thân.

Vào cuối những năm 1700, một bác sĩ người Pháp, Philippe Pinel, đã lập luận về việc đối xử nhân đạo hơn với những người rối loạn tâm lý. Ông đề nghị rằng họ không bị giới hạn và nói chuyện, nhưng chỉ thực hiện được tại La Salpêtrière và đó là những gì ông có thể làm ở Paris năm 1795. Bệnh nhân được hưởng lợi từ phương pháp điều trị nhân đạo hơn này, và nhiều người đã có thể xuất viện.

Vào thế kỷ 19, Dorothea Dix đã dẫn đầu các nỗ lực cải cách chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Hoa Kỳ. Cô đã tìm hiểu cách những người bị rối loạn tâm lý và người nghèo được chăm sóc như thế nào. Kinh hoàng trước phát hiện của mình, Dix bắt đầu vận động hành lang cho các cơ quan lập pháp tiểu bang khác nhau và Quốc hội Hoa Kỳ để thay đổi (Tiffany, 1891). Những nỗ lực của cô ấy đã dẫn đến việc thành lập các trại tị nạn tâm thần đầu tiên ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của những nhà cải cách, một trại tị nạn điển hình vẫn bẩn thỉu, được điều trị rất ít và thường giam giữ mọi người trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, tại Trung tâm Tâm thần Willard ở ngoại ô New York, một phương pháp điều trị là ngâm bệnh nhân trong bồn nước lạnh trong thời gian dài. Điều trị sốc điện cũng được sử dụng và cách điều trị được thực hiện thường làm cho bệnh nhân bị gãy lưng; vào năm 1943, các bác sĩ tại Willard đã tiến hành 1443 phương pháp điều trị gây sốc (Trung tâm Tâm thần Willard, 2009) (sốc điện hiện nay được gọi là điều trị co giật và liệu pháp này vẫn được sử dụng, nhưng với các biện pháp bảo vệ và gây mê, đây là một ứng dụng ngắn của kích thích điện được sử dụng để tạo ra một cơn co giật toàn thân, tranh cãi vẫn tiếp tục về hiệu quả của nó so với tác dụng phụ của nó gây ra) và phòng lạnh đến nỗi một cốc nước sẽ đóng băng vào buổi sáng (Trung tâm Tâm thần Willard, 2009). Mãi cho tới tận 1995, cánh cửa tại Willard mới khép lại. Những tình trạng như thế này vẫn diễn ra phổ biến cho đến tận thế kỷ 20.