Căng thẳng tâm lý Quản lý căng thẳng Kỹ thuật giảm căng thẳng

Ngoài ý thức kiểm soát và thiết lập các mạng lưới hỗ trợ xã hội, còn có rất nhiều cách khác để chúng ta có thể quản lý căng thẳng (Hình 2). Một kỹ thuật phổ biến mà mọi người sử dụng để chống lại căng thẳng là tập thể dục (Salmon, 2001). Rõ ràng rằng tập thể dục theo hình thức, chu kỳ dài (hô hấp hiếu khí) [aerobic] và chu kỳ ngắn (hô hấp kỵ khí) [anaerobic], đều có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần (Everly & Lating, 2002). Có những bằng chứng đáng kể cho thấy những người khỏe mạnh có khả năng chống lại các tác động tiêu cực của căng thẳng và phục hồi sau căng thẳng nhanh hơn so với những người kém khỏe mạnh (Cotton, 1990). Trong một nghiên cứu với hơn 500 cảnh sát Thụy Sĩ và nhân viên dịch vụ hỗ trợ cấp, việc tăng cường thể chất có liên quan đến việc giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên được ghi lại để bảo vệ chống lại các vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng (Gerber, Kellman, Hartman, & Pühse, 2010).

Hình 2

Một lý do tại sao tập thể dục có thể có lợi là vì nó có thể làm vật đệm cho một số cơ chế sinh lý có hại của căng thẳng. Một nghiên cứu cho thấy những con chuột tập thể dục trong sáu tuần cho thấy sự giảm phản ứng của vùng dưới đồi-tuyến yên-thượng thận đối với các tác nhân gây căng thẳng nhẹ (Campeau et al., 2010). Ở những người căng thẳng cao, tập thể dục đã được chứng minh là ngăn ngừa sự rút ngắn telomere, điều này có thể giải thích cho sự quan sát thường thấy ở vẻ ngoài trẻ trung ở những người tập thể dục thường xuyên (Puterman và cộng sự, 2010). Hơn nữa, tập thể dục ở độ tuổi trưởng thành sau này dường như giúp giảm thiểu tác động có hại của căng thẳng lên vùng hải mã và trí nhớ (Head, Singh, & Bugg, 2012). Trong số những người sống sót sau ung thư, tập thể dục đã được chứng minh là làm giảm lo lắng (Speck, Courneya, Masse, Duval, & Schmitz, 2010) và các triệu chứng trầm cảm (Craft, VanIterson, Helenowski, Rademaker, & Courneya, 2012). Rõ ràng, tập thể dục là một công cụ hiệu quả cao để điều chỉnh căng thẳng.

Vào những năm 1970, Herbert Benson, một bác sĩ tim mạch, đã phát triển một phương pháp giảm căng thẳng được gọi là kỹ thuật phản ứng thư giãn (Greenberg, 2006). Kỹ thuật phản ứng thư giãn kết hợp thư giãn với thiền siêu việt [transcendental meditation], và bao gồm bốn thành phần (Stein, 2001):

  1. Ngồi thẳng lưng trên ghế thật thoải mái với chân đặt trên mặt đất và cơ thể ở tư thế thư giãn,
  2. Ở trong môi trường yên tĩnh và nhắm mắt;
  3. Lặp lại một từ hoặc một cụm từ - một câu thần chú - với bản thân, chẳng hạn như “đầu óc tỉnh táo, cơ thể bình tĩnh”;
  4. Một cách thụ động cho phép tâm trí tập trung vào những suy nghĩ dễ chịu, chẳng hạn như thiên nhiên hoặc độ ấm của máu nuôi dưỡng cơ thể bạn.

Cách tiếp cận phản ứng thư giãn được khái niệm như một cách tiếp cận chung để giảm căng thẳng, làm giảm kích thích giao cảm, và nó đã được sử dụng hiệu quả để điều trị những người bị huyết áp cao (Benson & Proctor, 1994).

Một kỹ thuật khác để chống lại căng thẳng đó là liên hệ phản hồi sinh học. Kỹ thuật này được phát triển bởi Gary Schwartz tại Đại học Harvard vào đầu những năm 1970. Liên hệ phản hồi sinh học là một kỹ thuật sử dụng thiết bị điện tử để đo lường chính xác hoạt động thần kinh cơ và tính tự chủ của một người - liên hệ phản hồi được cung cấp dưới dạng tín hiệu thị giác hoặc thính giác. Giả định chính của phương pháp này là cung cấp liên hệ phản hồi sinh học cho ai đó sẽ cho phép cá nhân phát triển các chiến lược giúp đạt được một số mức độ kiểm soát tự nguyện đối với những gì các quá trình cơ thể thường không tự nguyện (Schwartz & Schwartz, 1995). Một số biện pháp khác nhau thuộc cơ thể con người đã được sử dụng trong nghiên cứu liên hệ phản hồi sinh học, bao gồm cử động cơ mặt, hoạt động của não và nhiệt độ da, và nó đã được áp dụng thành công với những người bị đau đầu do căng thẳng, huyết áp cao, hen suyễn và nỗi ám ảnh (Stein, 2001).