Con người luôn mong muốn thực hiện quyền kiểm soát của mình trong cuộc sống bằng việc dự đoán các sự kiện, đưa ra quyết định, chi phối kết quả - đó là nguyên lý cơ bản của hành vi con người (Everly & Lating, 2002).  Albert Bandura (1997) đã phát biểu rằng “cường độ và tính chất kinh niên của căng thẳng con người bị chi phối chủ yếu bởi sự kiểm soát nhận thức đối với các nhu cầu trong cuộc sống của một người” (trang 262). Như được mô tả một cách chặt chẽ trong tuyên bố của ông, phản ứng của chúng ta đối với những tác nhân gây căng thẳng tiềm ẩn luôn phụ thuộc phần lớn vào mức độ kiểm soát của chúng ta đối với những việc như vậy.  Kiểm soát nhận thức là niềm tin của chúng ta về năng lực cá nhân của chúng ta trong việc tạo ảnh hưởng và hình thành kết quả, và nó có ý nghĩa chính đối với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta (Infurna & Gerstorf, 2014). Nghiên cứu sâu rộng đã chứng minh rằng nhận thức về kiểm soát cá nhân có liên quan đến nhiều kết quả thuận lợi, chẳng hạn như sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn và tâm lý tốt hơn (Diehl & Hay, 2010). Kiểm soát cá nhân tốt hơn cũng liên quan đến khả năng phản ứng thấp hơn với các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, các nhà nghiên cứu trong một cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng mức độ kiểm soát nhận thức cao hơn tại một thời điểm sau đó có liên quan đến phản ứng cảm xúc và thể chất thấp hơn đối với các yếu tố gây căng thẳng giữa các cá nhân (Neupert, Almeida, & Charles, 2007). Ngoài ra, một nghiên cứu nhật ký hàng ngày với 34 góa phụ lớn tuổi cho thấy mức độ căng thẳng và lo lắng của họ đã giảm đáng kể vào những ngày mà những góa phụ cảm thấy kiểm soát nhận thức tốt hơn (Ong, Bergeman, & Bisconti, 2005).

Những người có mức độ kiểm soát nhận thức cao thì có thể kiểm soát được sức khỏe của họ, do đó có nhiều khả năng họ sẽ quản lý sức khỏe của mình tốt hơn và tham gia vào các hành vi có lợi cho sức khỏe (Bandura, 2004). Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc kiểm soát nhận thức nhiều hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất, bao gồm suy giảm chức năng thể chất (Infurna, Gerstorf, Ram, Schupp, & Wagner, 2011), đau tim (Rosengren và cộng sự, 2004), cả tỷ lệ mắc bệnh tim mạch (Stürmer, Hasselbach, & Amelang, 2006) và tỷ lệ tử vong do bệnh tim (Surtes et al., 2010). Ngoài ra, các nghiên cứu cắt dọc về các công chức ở Anh đã phát hiện ra rằng những người làm công việc có địa vị thấp (ví dụ như nhân viên văn phòng và hỗ trợ văn phòng) thì có mức độ kiểm soát công việc thấp thì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn đáng kể so với những người kiểm soát đáng kể công việc của họ (Marmot, Bosma, Hemingway, & Stansfeld, 1997).

Mối liên hệ giữa kiểm soát nhận thức và sức khỏe có thể cung cấp lời giải thích cho mối quan hệ thường xuyên được quan sát giữa tầng lớp xã hội và kết quả sức khỏe (Kraus, Piff, Mendoza-Denton, Rheinschmidt, & Keltner, 2012). Nhìn chung, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người giàu thì thường có sức khỏe tốt hơn một phần vì họ có xu hướng tin rằng bản thân có thể kiểm soát và quản lý phản ứng của họ đối với các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống (Johnson & Krueger, 2006). Điều này có lẽ được thúc đẩy bởi mức độ kiểm soát tốt nhận thức, các cá nhân thuộc tầng lớp xã hội cao hơn có thể có xu hướng đánh giá quá cao mức độ ảnh hưởng của họ đối với các kết quả cụ thể. Ví dụ, những người thuộc tầng lớp xã hội cao hơn có xu hướng tin rằng lá phiếu của họ có ảnh hưởng lớn hơn đến kết quả bầu cử so với những người thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn, điều này có thể giải thích tỷ lệ đi bỏ phiếu cao hơn trong các cộng đồng người giàu (Krosnick, 1990). Nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng cảm giác kiểm soát nhận thức có thể bảo vệ những người ít giàu có hơn khỏi sức khỏe kém, trầm cảm và giảm mức độ hài lòng với cuộc sống - tất cả đều có xu hướng đi kèm với người có vị thế xã hội thấp hơn (Lachman & Weaver, 1998).

Tổng hợp lại, những phát hiện từ những nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác cho thấy rõ ràng rằng nhận thức về khả năng kiểm soát với đối phó thì có vai trò quan trọng trong việc quản lý và đối phó với những tác nhân gây căng thẳng mà chúng ta đương đầu trong suốt cuộc đời.