Những yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn không phải lúc nào cũng liên quan đến các sự kiện lớn trong cuộc sống. Những rắc rối hằng ngày - những khó chịu và phiền nhiễu vặt vãnh đều là một phần trong cuộc sống của chúng ta (ví dụ: giao thông vào giờ cao điểm, lạc mất chìa khóa, đồng nghiệp đáng ghét, thời tiết khắc nghiệt, tranh cãi với bạn bè hoặc gia đình) - có thể chồng chất dần dần và khiến chúng ta căng thẳng hệt như các sự kiện làm thay đổi cuộc sống (Hình 2) (Kanner, Coyne, Schaefer, & Lazarus, 1981).

Hình 2

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tần suất của những phiền nhiễu hằng ngày thật ra là một yếu tố dự báo khả quan hơn với đơn vị tính những thay đổi trong cuộc sống về sức khỏe thể chất và tâm lý của con người. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng về cư dân San Francisco, tần suất những phiền nhiễu hằng ngày được ghi nhận có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề sức khỏe thể chất hơn là các sự kiện làm thay đổi cuộc sống (DeLongis, Coyne, Dakof, Folkman, & Lazarus, 1982).  Ngoài ra, những rắc rối nhỏ hằng ngày, đặc biệt là xung đột giữa các cá nhân, thường dẫn đến trạng thái tâm trạng tiêu cực và đau khổ (Bolger, DeLongis, Kessler, & Schilling, 1989). Những rối ren xảy ra trên mạng xã hội có thể là nguồn gốc của căng thẳng trong thời kỳ xã hội hiện đại. Trong một cuộc điều tra, căng thẳng trên mạng xã hội có liên quan đến mất ngủ ở thanh thiếu niên, có lẽ là do việc suy ngẫm về mạng xã hội gây ra phản ứng căng thẳng sinh lý làm tăng mức độ kích động (van der Schuur, Baumgartner, & Sumter, 2018).  Rõ ràng, những rắc rối này hoàn toàn có thể tăng thêm và gây hại cho chúng ta cả về tình cảm và thể chất.