Căng thẳng tâm lý Yếu tố gây căng thẳng Liên quan tới nghề nghiệp

Các yếu tố gây căng thẳng có thể bao gồm các tình huống mà một người thường xuyên phải tiếp xúc với các sự kiện khó khăn và thử thách, chẳng hạn như điều kiện làm việc khó khăn, đòi hỏi khắt khe hoặc không an toàn. Mặc dù hầu hết các công việc và nghề nghiệp đôi lúc có những đòi hỏi cao, nhưng một số công việc rõ ràng là căng thẳng hơn những công việc khác (Hình 3). Ví dụ: hầu hết mọi người có thể sẽ đồng ý rằng công việc của một lính cứu hỏa vốn dĩ căng thẳng hơn công việc của một người bán hoa. Tương tự, hầu hết người ta sẽ đồng ý rằng có những công việc chứa nhiều yếu tố không mang lại cảm giác dễ chịu, chẳng hạn như những công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn (người vận hành thiết bị nặng), liên tục bị quấy rối và đe dọa bạo lực thể chất (cai ngục), sự không ngừng chán nản, mệt mỏi (tài xế xe buýt ở một thành phố lớn), hoặc những người nhân viên có ca làm việc luân phiên ngày và đêm (nhân viên trực lễ tân khách sạn), đòi hỏi cao hơn nhiều - và do đó, căng thẳng hơn - so với những công việc không chứa các yếu tố đó. Bảng 2 liệt kê một số nghề nghiệp và một số yếu tố gây căng thẳng cụ thể liên quan đến những nghề nghiệp đó (Sulsky & Smith, 2005).

Hình 3

Bảng 2. Occupations and Their Related Stressors
Occupation Stressors Specific to Occupation
Police officer physical dangers, excessive paperwork, dealing with court system, tense interactions, life-and-death decision making
Firefighter uncertainty over whether a serious fire or hazard awaits after an alarm, potential for extreme physical danger
Social worker little positive feedback from jobs or from the public, unsafe work environments, frustration in dealing with bureaucracy, excessive paperwork, sense of personal responsibility for clients, work overload
Teacher Excessive paperwork, lack of adequate supplies or facilities, work overload, lack of positive feedback, threat of physical violence, lack of support from parents and administrators
Nurse Work overload, heavy physical work, patient concerns (dealing with death and medical concerns), interpersonal problems with other medical staff (especially physicians)
Emergency medical worker Unpredictable and extreme nature of the job, inexperience
Clerical and secretarial work Few opportunities for advancement, unsupportive supervisors, work overload, lack of perceived control
Managerial work Work overload, conflict and ambiguity in defining the managerial role, difficult work relationships

Mặc dù các yếu tố gây căng thẳng cụ thể cho những nghề này rất đa dạng, chúng dường như có chung một số mẫu số như khối lượng công việc nặng nề, không chắc chắn lẫn thiếu kiểm soát đối với một số khía cạnh của công việc. Căng thẳng nghề nghiệp kinh niên góp phần vào sự căng thẳng trong công việc, một tình huống việc làm vừa có yêu cầu công việc quá mức, vừa có khối lượng công việc nặng nhọc mà ít được tự ra quyết định hoặc kiểm soát công việc (Karasek & Theorell, 1990). Rõ ràng, nhiều nghề nghiệp khác với những nghề được liệt kê trong Bảng 2 có ít nhất một mức độ căng thẳng công việc ở mức độ chúng thường liên quan đến khối lượng công việc nặng nề và ít khả năng kiểm soát công việc (ví dụ, không thể quyết định khi nào nghỉ giải lao). Những công việc như vậy thường có địa vị thấp và bao gồm công nhân nhà máy, nhân viên bưu điện, thu ngân siêu thị, tài xế taxi và đầu bếp nấu món chuẩn bị nhanh [short-order cook]. Căng thẳng công việc có thể gây ra những hậu quả bất lợi đối với sức khỏe thể chất và tinh thần; nó đã được chứng minh là có liên quan đến tăng nguy cơ cao huyết áp (Schnall & Landsbergis, 1994), đau tim (Theorell và cộng sự, 1998), tái phát bệnh tim sau cơn đau tim đầu tiên (Aboa-Éboulé và cộng sự, 2007), giảm hoặc tăng cân đáng kể (Kivimäki và cộng sự, 2006), và rối loạn trầm cảm nặng (Stansfeld, Shipley, Head, & Fuhrer, 2012). Một nghiên cứu dọc trên 10.000 công chức Anh cho thấy những người lao động dưới 50 tuổi trước đó đã từng gửi báo cáo về tình trạng gặp căng thẳng cao độ trong công việc có nguy cơ mắc bệnh tim về sau cao hơn 68% so với những người lao động dưới 50 tuổi ít gửi báo cáo về vấn đề này (Chandola et al. ., 2008).

Một số người tiếp xúc với điều kiện làm việc gây căng thẳng kinh niên có thể rơi vào tình trạng kiệt sức trong công việc, đây là cảm giác chung của sự kiệt quệ về cảm xúc và sự hoài nghi liên quan đến công việc của con người (Maslach & Jackson, 1981). Tình trạng khan hiếm việc làm xảy ra thường xuyên ở những người làm công việc phục vụ con người (ví dụ: nhân viên xã hội, giáo viên, nhà trị liệu và cảnh sát). Tình trạng kiệt sức của công việc bao gồm ba chiều. Chiều kích đầu tiên là sự kiệt sức - đây là loại cảm giác như thể nguồn cảm xúc của một người đã cạn kiệt hoặc nguồn cảm xúc của họ đang ở cuối sợi dây níu giữ của mình và không còn lại gì để cống hiến thêm ở cấp độ tâm lý. Chiều kích thứ hai, tình trạng kiệt sức trong công việc được đặc trưng bởi sự phi cá nhân hóa: cảm giác tách rời cảm xúc giữa người lao động và người nhận dịch vụ của họ, thường dẫn đến thái độ nhẫn tâm, hoài nghi hoặc thờ ơ ở những đối tượng này. Chiều kích thứ ba, tình trạng kiệt sức với công việc được đặc trưng bởi tình trạng giảm sút thành tích cá nhân, đây là xu hướng một người trở nên tiêu cực khi đánh giá công việc, chẳng hạn như cảm thấy không hài lòng với thành tích liên quan đến công việc của mình hoặc cảm thấy như thể người đó đã không còn có thể tạo sức ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác thông qua công việc của mình.

Căng thẳng trong công việc dường như là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến tình trạng mất việc làm, thường được quan sát thấy ở những người lao động lớn tuổi (55–64 tuổi), chưa lập gia đình và công việc liên quan đến lao động chân tay. Uống nhiều rượu, ít vận động, thừa cân, và mắc chứng rối loạn tâm thần hay thể chất suốt đời cũng có liên quan đến tình trạng kiệt sức trong công việc (Ahola, et al., 2006). Bên cạnh đó, trầm cảm thường xảy ra song song với tình trạng kiệt sức trong công việc. Một nghiên cứu quy mô lớn trên 3.000 nhân viên Phần Lan đã báo cáo rằng một nửa số người tham gia bị mất việc làm rơi vào tình trạng kiệt sức trong công việc nghiêm trọng đã mắc phải một số dạng rối loạn trầm cảm (Ahola và cộng sự, 2005). Tình trạng kiệt sức trong công việc thường xuất phát từ cảm giác một người đã đầu tư nguồn năng lượng, nỗ lực và thời gian đáng kể vào công việc của mình trong khi không được nhận lại đền đáp tương xứng (ví dụ: ít được người khác tôn trọng hay hỗ trợ, trả lương thấp) (Tatris, Peeters, Le Blanc, Schreurs, & Schaufeli  , 2001).

Để minh họa, hãy cùng xem xét Tyre, một trợ lý điều dưỡng từng làm việc trong một viện dưỡng lão. Tyre làm việc nhiều giờ với mức lương ít ỏi trong điều kiện cơ sở vật chất khó khăn. Người giám sát của Tyre độc đoán, khó chịu và không ủng hộ, cũng như không tôn trọng thời gian cá nhân của Tyre, thường xuyên thông báo cho những nhân viên của viện vào phút cuối rằng họ phải làm việc thêm vài giờ sau khi ca làm việc của họ kết thúc hoặc báo cáo làm việc vào cuối tuần. Tyre có rất ít quyền tự chủ trong công việc. Họ có rất nhiều thông tin về các nhiệm vụ hàng ngày và quy trình thực hiện chúng, và không được phép nghỉ trừ khi được người giám sát của họ cho phép. Tyre không cảm thấy như thể sự chăm chỉ của mình được đánh giá cao bởi nhân viên giám sát hay những cư dân đang sinh sống tại viện dưỡng lão. Tyre rất không hài lòng về mức lương ít ỏi của mình và cảm thấy rằng nhiều người ở đây đối xử với nhân viên rất thiếu tôn trọng.

Sau vài năm, Tyre bắt đầu ghét công việc của mình. Tyre sợ hãi khi phải đi làm vào buổi sáng, và dần dần có thái độ nhẫn tâm, thù địch với nhiều người trong viện dưỡng lão. Cuối cùng, những nhân viên ở đây bắt đầu cảm thấy mình không thể giúp được gì cho bệnh nhân trong viện. Tỷ lệ vắng mặt trong các ca làm việc của Tyre ngày càng tăng, và một ngày nọ, cô quyết định rằng mình đã chịu đựng đủ đủ và quyết định nghỉ việc. Tyre giờ đã có một công việc trong ngành bán hàng, thề rằng mình sẽ không bao giờ làm điều dưỡng nữa.

Cuối cùng, các mối quan hệ thân thiết của chúng ta với bạn bè và gia đình - đặc biệt là những khía cạnh tiêu cực của những mối quan hệ này - có thể là nguồn gây căng thẳng tiềm tàng. Các khía cạnh tiêu cực của các mối quan hệ thân thiết có thể bao gồm các loại xung đột như bất đồng hoặc tranh cãi, thiếu sự nâng đỡ tinh thần hoặc tin cậy, và thiếu sự nhường nhịn. Tất cả những điều này có thể gây áp đảo, đe dọa đến mối quan hệ và do đó gây căng thẳng. Những tác nhân gây căng thẳng như vậy có thể gây tổn thương cả về mặt tinh thần và thể chất. Một nghiên cứu cắt dọc đối với hơn 9.000 công chức Anh cho thấy những người đã thực hiện báo cáo mức độ cao nhất về tình trạng tương tác tiêu cực với người có mối quan hệ gần gũi nhất của họ có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch (đau tim gây tử vong hoặc không tử vong) trong suốt khoảng thời gian 13 - 15 năm, so với những người báo cáo đã trải qua mức độ thấp nhất cho các tương tác tiêu cực (De Vogli, Chandola & Marmot, 2007).