Giác quan

Đã đọc 0%

Khi nhắc về trạng thái 'đang cảm thấy điều gì đó', đó là gì? Các tế bào thần kinh đáp ứng chuyên biệt với các tác nhân kích thích được gọi là thụ thể cảm giác. Khi thụ thể cảm giác nhận được tín hiệu, cảm giác xuất hiện. Ví dụ, ánh sáng đi vào mắt gây ra những thay đổi hóa học trong các tế bào ở phía sau mắt. Những tế bào này chuyển tiếp thông điệp, dưới dạng iện thế hoạt động (như bạn đã học khi nghiên cứu về tâm sinh học), đến hệ thần kinh trung ương. Sự chuyển đổi từ năng lượng kích thích cảm giác thành điện thế hoạt động được gọi là sự chuyển nạp.

Bạn có thể đã biết từ khi học tiểu học rằng chúng ta có năm giác quan: thị giác [vision], thính giác [audition], khứu giác [olfaction], vị giác [gustation] và xúc giác [somatosensation]. Khái niệm về năm giác quan đã được đơn giản hóa quá mức. Chúng ta còn có các hệ thống cảm giác cung cấp thông tin về sự cân bằng (tiền đình), vị trí và chuyển động của cơ thể (cảm thụ bản thể và vận động) [proprioception and kinesthesia] , cảm giác đau (thụ thể đau) [nociception] và nhiệt độ (cảm giác nhiệt) [thermoception].

Độ nhạy một hệ thống giác quan nhất định đối với các kích thích liên quan có thể gọi là ngưỡng tuyệt đối. Đây là lượng năng lượng kích thích tối thiểu phải có để kích thích được nhận thấy trong 50% thời gian. Một cách khác để suy nghĩ về điều này là câu hỏi ánh sáng có thể mờ đến mức nào hoặc âm thanh có thể nhẹ đến mức nào mà vẫn có thể được phát hiện trong một nửa thời gian. Độ nhạy của các thụ thể cảm giác của chúng ta có thể khá tuyệt vời. Nó đã được ước tính rằng, trong một đêm sáng, các tế bào giác quan nhạy cảm ở phía sau của mắt có thể phát hiện một ngọn lửa nến cách đó 30 dặm (Okawa & Sampath, 2007). Trong điều kiện yên tĩnh, các tế bào lông (tế bào thụ cảm của tai trong) có thể phát hiện ra tiếng ve cách 6.000 mét (Galanter, 1962).

Chúng ta cũng có thể nhận được những thông điệp khi nó được thể hiện dưới ngưỡng nhận thức có ý thức - gọi là những thông điệp ngầm. Một kích thích đạt đến ngưỡng sinh lý khi nó đủ mạnh để kích thích các thụ thể cảm giác và gửi các xung thần kinh đến não: Đây là ngưỡng tuyệt đối. Thông điệp dưới ngưỡng đó được cho là tiềm ẩn: ta nhận nó, nhưng không ý thức về nó. Những năm qua, có rất nhiều suy đoán về việc sử dụng các thông điệp ngầm ẩn trong quảng cáo, nhạc rock và các chương trình phát thanh tự lực thay đổi cá nhân [self-help audio program] . Bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng trong môi trường phòng thí nghiệm, con người có thể xử lý và phản hồi thông tin bên ngoài nhận thức. Điều này không có nghĩa là chúng ta tuân theo những thông điệp này như một thây ma; trên thực tế, các thông điệp ẩn ít ảnh hưởng đến hành vi bên ngoài phòng thí nghiệm (Kunst-Wilson & Zajonc, 1980; Rensink, 2004; Nelson, 2008; Radel, Sarrazin, Legrain, & Gobancé, 2009; Loersch, Durso, & Petty, 2013) ..

Các ngưỡng tuyệt đối thường được đo trong các điều kiện được kiểm soát chặt chẽ trong các tình huống tối ưu cho độ nhạy cảm. Đôi khi, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến mức độ khác biệt của các kích thích để phát hiện ra sự khác biệt giữa chúng. Đây được gọi là ngưỡng chênh lệch đáng chú ý (jnd) hoặc ngưỡng chênh lệch. Không giống như ngưỡng tuyệt đối, ngưỡng chênh lệch thay đổi tùy thuộc vào cường độ kích thích. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một rạp chiếu phim rất tối, nếu một người nhận được một tin nhắn khiến màn hình điện thoại di động sáng lên, rất có thể nhiều người sẽ nhận thấy sự thay đổi về ánh sáng trong rạp. Tuy nhiên, nếu điều tương tự xảy ra ở một sân đấu sáng rực trong trận đấu bóng rổ, sẽ rất ít người nhận thấy. Độ sáng của điện thoại di động không thay đổi, nhưng khả năng được phát hiện khi thay đổi độ sáng khác nhau đáng kể giữa hai bối cảnh. Ernst Weber đề xuất lý thuyết này về sự thay đổi trong ngưỡng khác biệt vào những năm 1830 và nó được gọi là định luật Weber: Ngưỡng khác biệt là một phần không đổi của kích thích ban đầu, như ví dụ minh họa.