Quá trình nhận thức Ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ

Khi chúng ta sử dụng một ngôn ngữ, nghĩa là chúng ta chấp nhận từ ngữ đại diện các ý tưởng, con người, nơi chốn và sự kiện. Khi trẻ nhỏ học một ngôn ngữ, trẻ sẽ dần kết nối với văn hóa và môi trường xung quanh. Liệu rằng từ ngữ có định hình lối tư duy của con người không? Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu ngôn ngữ có định hình suy nghĩ và hành động hay liệu suy nghĩ và niềm tin của chúng ta có định hình ngôn ngữ của chúng ta hay không? Hai nhà nghiên cứu Edward Sapir và Benjamin Lee Whorf bắt đầu nghiên cứu các giả thiết này vào những năm 1940. Họ muốn hiểu thói quen ngôn ngữ của một cộng đồng và họ khuyến khích các thành viên của cộng đồng đó giải thích ngôn ngữ theo một cách cụ thể như thế nào (Sapir, 1941/1964). Sapir và Whorf giả thiết rằng ngôn ngữ quyết định suy nghĩ. Ví dụ, trong một số ngôn ngữ có nhiều từ khác nhau để chỉ tình yêu. Tuy nhiên, trong tiếng Anh chúng ta sử dụng từ love cho tất cả các loại tình yêu. Điều này có ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về tình yêu phải tùy thuộc vào ngôn ngữ mà chúng ta nói (Whorf, 1956) không? Các nhà nghiên cứu từ đó đã xác định quan điểm này là quá tuyệt đối, chỉ ra sự thiếu xác thực đằng sau những gì Sapir và Whorf đề xuất (Abler, 2013; Boroditsky, 2011; van Troyer, 1994). Ngày nay, các nhà tâm lý học vẫn tiếp tục nghiên cứu và tranh luận về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và suy nghĩ. 

Thuyết ngôn ngữ quyết định cho rằng ngôn ngữ có thể tác động lên cách con người tư duy. Lấy ví dụ về cách nói và tư duy về thời gian của tiếng Anh và tiếng Quan Thoại (Trung Quốc). Với người nói tiếng Anh, họ thường sử dụng các thuật ngữ thời gian thay đổi theo quan hệ hàng ngang, “Tôi đang trễ so với lịch trình [I’m running behind schedule]” hoặc “Đừng vượt quá sức mình [don’t get ahead of yourself]”. Trong khi đó, với người sử dụng tiếng Quan Thoại, bên cạnh thuật ngữ thời gian thay đổi theo quan hệ hàng ngang, ta cũng thường thấy những thuật ngữ theo quan hệ hàng dọc. Ví dụ, thì quá khứ thường được hiểu qua từ “up” (đi lên) và thì tương lai được hiểu qua từ “down” (đi xuống). Tuy nhiên những khác biệt về ngôn ngữ này đã chuyển thành sự khác biệt về hiệu suất trong các bài kiểm tra nhận thức. Các bài kiểm tra này được thiết kế để đo lường mức độ nhanh chóng thích ứng của một cá nhân về mối quan hệ thời gian. Cụ thể, khi được giao một loạt nhiệm vụ với những chỉ dẫn theo quan hệ chiều dọc thì những người nói tiếng Quan Thoại phản ứng nhanh hơn trong việc nhận biết mối quan hệ thời gian giữa các tháng. Thật vậy, Boroditsky (2001) coi những kết quả này và đề xuất rằng “thói quen trong ngôn ngữ khuyến khích thói quen trong suy nghĩ” (trang 12).

Một nhóm nghiên cứu khác tìm hiểu về sự khác biệt trong cách nghĩ và nói về màu sắc giữa người nói tiếng Anh và người Dani ở Papua New Guinea. Trong ngôn ngữ người Dani, có hai từ diễn đạt màu, một dành cho màu sáng, một dành cho màu tối. Trong khi đó, ngôn ngữ Anh có 11 từ dành cho màu. Giả thuyết đưa ra, số lượng từ ít ỏi có thể giới hạn khả năng người Dani trong cách khái niệm về màu. Tuy nhiên, khả năng phân biệt màu của người Dani và người nói tiếng Anh không hề khác nhau, dù trong ngôn ngữ của họ ít từ miêu tả hơn (Berlin & Kay, 1969). Một nghiên cứu gần đây về sự ảnh hưởng của khả năng ngôn ngữ lên khả năng tri giác màu sắc, nghiên cứu này cho rằng ngôn ngữ có thể gây ảnh hưởng đến tri giác, đặc biệt ở bán cầu não trái. Tuy nhiên, bán cầu não phải (nơi ít có tính năng ngôn ngữ hơn) sẽ ít bị ảnh hưởng về tri giác (Regier & Kay, 2009)