Quá trình nhận thức Ngôn ngữ Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ

Ngôn ngữ, dù là nói, ký hiệu hay viết, đều có các thành phần cụ thể: từ vựng và ngữ pháp. Từ vựng (lexicon) đề cập đến các từ của một ngôn ngữ nhất định. Ngữ pháp đề cập đến tập hợp các quy tắc được sử dụng để truyền đạt ý nghĩa thông qua việc sử dụng từ vựng (Fernández & Cairns, 2011). Ví dụ, ngữ pháp tiếng Anh quy định rằng hầu hết các động từ nhận “-ed” ở cuối để biểu thị thì quá khứ.

Từ được hình thành bằng cách kết hợp các âm vị khác nhau tạo nên ngôn ngữ âm vị (ví dụ: âm “ah” so với “eh”, trong tiếng Việt có thể là “a” hoặc “ê”) là đơn vị âm thanh cơ bản của một ngôn ngữ nhất định và các ngôn ngữ khác nhau sẽ có các bộ âm vị khác nhau. Âm vị được kết hợp với nhau để tạo thành hình vị ngôn ngữ [morpheme], các hình vị ngôn ngữ là những đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ nhằm truyền đạt một số loại ý nghĩa nhất định (ví dụ: I (nghĩa tiếng Việt là “tôi”, vừa là âm vị vừa là hình vị). Để hình thành cấu trúc ngôn ngữ, chúng ta sử dụng ngữ nghĩa và cú pháp, đây là hai yếu tố trong ngữ pháp. Ngữ nghĩa học là quá trình tìm hiểu ý nghĩa của âm vị và từ ngữ. Cú pháp học là quá trình tổ chức và sắp xếp từ vựng trong một câu (Chomsky, 1965; Fernández & Cairns, 2011).

Trong tiểu thuyết hoặc sách giả tưởng, chúng ta áp dụng quy tắc ngữ pháp để sắp xếp từ ngữ, nhằm đưa ra các thông tin vừa trừu tượng và cụ thể. Chúng ta có thể nói về các hiện tượng xung quanh được quan sát cũng như các hiện tượng ẩn bên dưới chưa được nhận thấy. Chúng ta có thể chia sẻ các ý nghĩ thầm kín, kế hoạch cho tương lai, tranh luận về các vấn đề nghị luận trong môi trường giáo dục. Chúng ta có thể cung cấp kiến thức về nấu ăn, sửa chữa hoặc cách thức để đốt lửa. Thông qua ngôn ngữ và từ vựng, ta có thể hình thành, tổ chức và trình bày ý tưởng, lược đồ [schema] hoặc các khái niệm nhân tạo.