Quá trình nhận thức Tri giác Tri giác nỗi đau

Đau là một trải nghiệm không dễ chịu liên quan đến cả yếu tố thể chất và tâm lý. Cảm giác đau tương đối dễ thích ứng vì nó khiến con người nhận biết được một chấn thương và thúc đẩy chúng ta loại bỏ bản thân khỏi nguyên nhân gây ra chấn thương đó. Thêm vào đó, cơn đau cũng khiến con người giảm nguy cơ gặp phải chấn thương nặng hơn vì chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn với những bộ phận cơ thể đang bị thương của mình.

Nói một cách chung nhất, đau có thể được coi là vấn đề liên quan đến thần kinh hoặc thuộc nhóm viêm về bản chất. Đau báo hiệu cho một số loại tổn thương mô được gọi là đau do viêm. Trong một số tình huống, cơn đau là kết quả của việc tổn thương các tế bào thần kinh của hệ thần kinh ngoại vi hoặc trung ương. Kết quả là, các tín hiệu đau được gửi đến não bị phóng đại. Loại đau này được gọi là đau thần kinh. Nhiều lựa chọn điều trị để giảm đau từ liệu pháp thư giãn đến sử dụng thuốc giảm đau để kích thích sâu trong não. Lựa chọn điều trị hiệu quả nhất cho mỗi cá nhân nhất định sẽ phụ thuộc vào một vài cân nhắc, bao gồm cả mức độ nghiêm trọng và dai dẳng của cơn đau và bất kỳ tình trạng y khoa/tâm lý nào khác.

Một số người được sinh ra mà không có khả năng cảm thấy đau đớn. Rối loạn di truyền này rất hiếm gặp này được gọi là chứng vô cảm bẩm sinh với cơn đau (hoặc mất cảm giác đau bẩm sinh). Mặc dù những người bị mất cảm giác đau bẩm sinh có thể phát hiện ra sự khác biệt về nhiệt độ và áp suất, họ không thể cảm nhận được cảm giác đau. Kết quả là họ thường gặp phải những chấn thương nghiêm trọng. Trẻ nhỏ thường bị thương nghiêm trọng ở miệng và lưỡi vì các bé tự cắn vào môi và lưỡi mình liên tục. Không quá ngạc nhiên khi nói rằng, những người mắc phải rối loạn này có tuổi đời ngắn hơn so với những người khác do các chấn thương và nhiễm trùng thứ cấp ở các vị trí bị tổn thương (Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, 2013).