Quá trình nhận thức Tri giác Quy luật tri giác của Gestalt

Đầu thế kỷ 20, Max Wertheimer đã xuất bản một bài báo chứng minh rằng con người tri giác được sự chuyển động trong các hình ảnh tĩnh nhấp nháy nhanh — sự thấu suốt này đến với ông khi ông sử dụng dụng cụ nghiệm thị tốc đồ chơi của trẻ em. Wertheimer, và các trợ lý của ông là Wolfgang Köhler và Kurt Koffka, những người sau này trở thành cộng sự của ông, tin rằng tri giác liên đới nhiều hơn so với chỉ là kết hợp các kích thích giác quan. Niềm tin này đã dẫn đến một phong trào mới trong lĩnh vực tâm lý học được gọi là tâm lý học Gestalt. Từ “gestalt” nghĩa đen có nghĩa là hình dạng hoặc khuôn mẫu, nhưng việc sử dụng nó phản ánh ý tưởng rằng một khối tổng thể có thể khác với tổng thể của từng bộ phận của nó gộp lại. Nói cách khác, não bộ tạo ra sự tri giác không chỉ đơn giản là tổng hợp các dữ liệu đầu vào từ các giác quan, và nó làm như vậy theo những cách mà con người có thể dự đoán được. Các nhà tâm lý học theo trường phái Gestalt đã phiên dịch những dự đoán này thành các nguyên tắc để con người tổ chức thông tin từ giác quan. Kết quả là, tâm lý học Gestalt có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến lĩnh vực về cảm giác và tri giác (Rock & Palmer, 1990).

Một nguyên tắc Gestalt có tên là nguyên tắc chính - phụ. Theo nguyên tắc này, chúng ta có xu hướng phân đoạn thế giới thị giác của mình thành phần chủ thể (chính) và phần nền (phụ). Chủ thể là một vật thể hoặc người là tiêu điểm của trường thị giác, trong khi mặt đất là nền. Tri giác của chúng ta có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào những gì được coi là chủ thể và những gì được coi là nền (Hình 5). Có lẽ, khả năng giải thích thông tin cảm quan của con người phụ thuộc vào những gì chúng ta gắn nhãn là hình và những gì chúng ta xem là nền trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào, dù rằng giả định này vẫn còn được xem xét (Peterson & Gibson, 1994; Vecera & O’Reilly, 1998).

Hình 5

Một nguyên tắc Gestalt khác để tổ chức các kích thích cảm giác thành tri giác có nghĩa là sự tương đồng. Nguyên tắc này khẳng định rằng những thứ gần nhau có xu hướng được nhóm lại với nhau (Hình 6).

Hình 6

Hai nguyên tắc Gestalt bổ sung là quy luật liên tục và quy luật kết thúc. Quy luật liên tục gợi ý rằng chúng ta có nhiều khả năng cảm nhận được những đường thẳng liên tục, mượt mà hơn là những đường đứt quãng, lởm chởm (Hình 7). Nguyên tắc đóng nói rằng chúng ta sắp xếp tri giác của mình thành các đối tượng hoàn chỉnh chứ không phải là một chuỗi các bộ phận (Hình 5.29).

Hình 7

Theo nguyên tắc Gestalt, sự tri giác khuôn mẫu hoặc khả năng phân biệt giữa các hình và hình dạng khác nhau diễn ra bằng cách tuân theo các nguyên tắc được mô tả ở trên. Bạn có thể cảm thấy khá chắc chắn rằng tri giác của mình khá chính xác với thế giới thực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng vậy. Tri giác của chúng ta dựa trên các giả thuyết về tri giác: các phỏng đoán có liên quan đến tri thức mà chúng ta đưa ra trong khi giải thích thông tin của giác quan. Những giả thuyết này được thông tin bởi một số yếu tố, bao gồm tính cách, kinh nghiệm cá nhân và kỳ vọng của chúng ta. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những giả thuyết trên để tạo ra tập hợp những điều liên quan đến tri giác của chúng tôi. Chẳng hạn, nghiên cứu đã chứng minh rằng những người được mồi trước bằng lời nói thường tạo ra thiên hướng diễn giải về các số liệu phức tạp không rõ ràng (Goolkasian & Woodbury, 2010).

Hình 8