Nhân cách cá nhân Các tiếp cận khác về nhân cách

Các tiếp cận khác về nhân cách

Đã đọc 0%

Các nhà lý thuyết hành vi xem nhân cách được định hình và tác động đáng kể bởi các yếu tố củng cố và hậu quả từ bên ngoài. Mọi người cư xử một cách nhất quán dựa trên sự học hỏi trước đó. B. F. Skinner nói rằng chúng ta thể hiện các mẫu hành vi nhất quán, bởi vì chúng ta đã phát triển một số khuynh hướng phản ứng nhất định. Mischel tập trung vào các mục tiêu cá nhân đóng vai trò như thế nào trong quá trình tự điều chỉnh của cá nhân. Albert Bandura nói rằng môi trường của một người có thể xác định hành vi, nhưng đồng thời, mọi người có thể ảnh hưởng đến môi trường bằng cả suy nghĩ và hành vi của họ, được gọi là thuyết tương hỗ [eciprocal determinism]. Bandura cũng nhấn mạnh cách chúng ta học hỏi từ việc quan sát người khác. Ông cảm thấy rằng hình thức học tập này cũng góp phần vào sự phát triển nhân cách của chúng ta. Cuối cùng, Rotter đề xuất khái niệm điểm kiểm soát tâm lý [locus of control], đề cập đến niềm tin của chúng ta về sức mạnh mà chúng ta có đối với cuộc sống của mình. Ông nói rằng mọi người rơi vào một sự liên tục giữa vị trí kiểm soát hoàn toàn bên trong và hoàn toàn bên ngoài.

Các nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow và Carl Rogers tập trung vào tiềm năng phát triển của những cá nhân. Họ tin rằng mọi người cố gắng để có thể hiện thực hóa bản thân. Cả lý thuyết của Rogers và Maslow đều có công rất lớn vào sự hiểu biết của chúng ta về bản thân mình. Họ nhấn mạnh đến ý chí tự do và sự tự quyết định, với mỗi cá nhân đều mong muốn trở thành người tốt nhất mà họ có thể trở thành.