Tâm lý xã hội Định kiến và phân biệt đối xử

Định kiến và phân biệt đối xử

Đã đọc 0%

Xung đột giữa con người có thể dẫn đến việc phạm tội, chiến tranh và giết người hàng loạt, chẳng hạn như tội diệt chủng. Định kiến [prejudice] và phân biệt đối xử [discrimination] thường là nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột giữa con người với nhau, điều này giải thích cho việc những người xa lạ trở nên căm ghét nhau đến mức gây tổn hại cho người khác. Định kiến và phân biệt đối xử ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Định kiến và phân biệt đối xử tồn tại trong xã hội do sự học tập xã hội và sự tương hợp với các chuẩn mực (kỳ vọng) xã hội. Trẻ em học được thái độ và niềm tin định kiến từ xã hội như cha mẹ, giáo viên, bạn bè, phương tiện truyền thông và các nguồn xã hội hóa khác, chẳng hạn như Facebook (O’Keeffe & Clarke-Pearson, 2011). Nếu một số loại định kiến và phân biệt đối xử được chấp nhận trong một xã hội, thì có thể có những áp lực quy chuẩn để tuân thủ và chia sẻ những niềm tin, thái độ và hành vi định kiến đó. Ví dụ, các trường học, thậm chí gần đây mới nổi về cái gọi là “đại học tinh hoa”, vẫn có phần phân chia lớp học theo tầng lớp xã hội hay học lực cá nhân ở cấp học trước. Trong lý lịch bản thân, thì chỉ trẻ em từ các gia đình giàu có mới có đủ khả năng học trường tư, trong khi trẻ em từ các gia đình có thu nhập trung bình và thấp thường học trường công. Nếu một đứa trẻ từ một gia đình có thu nhập thấp nhận được học bổng xứng đáng để theo học một trường tư thục, đứa trẻ đó có thể bị các bạn trong lớp đối xử như thế nào?

Sau khi đọc xong bài đọc này, các bạn có thể ngắt quãng và thư giãn một chút bằng các tìm xem phim 12 Angry Men, một tập phim điện ảnh tuyệt phẩm chỉ gói gọn trong một tiếng rưỡi đồng hồ nhưng bao hàm gần như toàn bộ, chứa đựng những gì về những hiện tượng tâm lý xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến định kiến và phân biệt đối xử.