Tâm lý xã hội Định kiến và phân biệt đối xử Khuôn mẫu lời tiên tri tự ứng nghiệm

Khi chúng ta có định kiến về một người, chúng ta đồng thời mong đợi người đó sẽ làm đúng như những gì mà định kiến đó đưa ra. Một lời tiên tri tự ứng nghiệm là một kỳ vọng của một người có thể thay đổi hành vi của họ theo hướng có xu hướng biến điều đó thành sự thật. Khi chúng ta có định kiến về một người, chúng ta có xu hướng đối xử với người đó theo mong đợi của mình. Đây cũng có thể coi là một phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến việc một người hành động theo những mong đợi khuôn mẫu của chúng ta, và kết quả họ làm theo đấy chính lại xác nhận và củng cố niềm tin khuôn mẫu mà chúng ta đưa ra. Nghiên cứu của Rosenthal và Jacobson (1968) cho thấy những học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà giáo viên kỳ vọng chúng học tốt thì có điểm cao, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà giáo viên kỳ vọng chúng học kém thì có điểm số thấp hơn.

Hãy xem xét ví dụ về nguyên nhân và kết quả này trong một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Nếu nhà tuyển dụng mong đợi một ứng viên đồng tính nam không đủ năng lực, nhà tuyển dụng có thể đối xử tiêu cực với ứng viên trong cuộc phỏng vấn bằng cách ít trò chuyện, giao tiếp bằng mắt ít, và thường cư xử lạnh lùng với người nộp đơn (Hebl, Foster, Mannix, & Dovidio, 2002). Ở phía ứng viên sẽ nhận ra rằng nhà tuyển dụng không thích mình nói nhiều và anh ta sẽ trả lời bằng cách trả lời ngắn hơn cho các câu hỏi phỏng vấn, ít giao tiếp bằng mắt hơn. Sau cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phản ánh về hành vi của ứng viên, có vẻ lạnh lùng và xa cách, và nhà tuyển dụng sẽ kết luận, dựa trên hành vi kém của ứng viên (trả lời ngắn gọn và ít giao tiếp bằng mắt) trong cuộc phỏng vấn và đưa ra kết luận rằng ứng viên không đủ năng lực. Do đó, định kiến của nhà tuyển dụng là những người đồng tính nam không đủ năng lực và không tạo ra những nhân viên giỏi càng được củng cố dựa trên kết quả vừa được tạo ra bởi cuộc phỏng vấn vừa rồi. Bạn có nghĩ rằng ứng viên này có khả năng được tuyển dụng không? Đối xử với các cá nhân theo những niềm tin khuôn mẫu có thể dẫn đến định kiến và phân biệt đối xử.

Một động lực khác có thể củng cố định kiến là sự thiên kiến xác nhận [confirmation bias]. Khi tiếp xúc với đối tượng theo định kiến của mình, chúng ta có xu hướng chú ý đến thông tin phù hợp với kỳ vọng khuôn mẫu của mình và bỏ qua thông tin không phù hợp với kỳ vọng của chúng ta. Trong quá trình này, được gọi là thiên kiến xác nhận, chúng ta tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho định kiến của chúng ta và bỏ qua những thông tin không phù hợp với định kiến của mình (Wason & Johnson-Laird, 1972). Trong ví dụ phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng có thể không nhận thấy rằng ứng viên xin việc là người thân thiện và hấp dẫn, và họ đưa ra những câu hỏi mà khiến ứng viên không thể hiện được sự thân thiện và hấp dẫn của mình. Thay vào đó, nhà tuyển dụng tập trung vào năng lực của ứng viên trong phần sau của cuộc phỏng vấn, khi mà sau đó ứng viên thay đổi thái độ và hành vi của mình để phù hợp với cách đối xử tiêu cực của nhà tuyển dụng. Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống lời tiên tri tự ứng nghiệm hoặc thiên kiến xác nhận? Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn vòng lặp do lời tiên tri tự ứng nghiệm đem lại?