Trong điều kiện hóa tạo tác, nhiều người nhầm lẫn giữa củng cố tiêu cực và trừng phạt, thực tế chúng có cách thức vận hành khác nhau. Hãy nhớ rằng, mục đích của củng cố là gia tăng hành vi. Ngược lại, mục đích của trừng phạt là giảm hành vi. Trong trừng phạt tích cực, thêm vào yếu tố kích thích không mang lại thích thú nhằm giảm một hành vi. Ví dụ, trong lớp học, để học sinh ngừng nhắn tin (hành vi cần được giảm), la mắng hay khiển trách (yếu tố kích thích) là cách trừng phạt tích cực. Trong trừng phạt tiêu cực, loại bỏ yếu tố kích thích mang lại thích thú để giảm hành vi. Ví dụ, khi trẻ trở nên hư (hành vì cần được giảm), ba mẹ sẽ lấy đi món đồ chơi yêu thích (yếu tố kích thích). 

Sự trừng phạt mang tính tức thì là một cách để giảm hành vi không mong muốn. Thử hình dung, khi một đứa trẻ 4 tuổi tên là Brandon, đánh cậu em trai, người mẹ đưa ra hình phạt là chép phạt 100 lần câu “Con sẽ không đánh em nữa” (trừng phạt tích cực). Brandon có lẽ sẽ không lặp lại hành vi đánh em. Đây là một trong những chiến thuật khá thông dụng trong cuộc sống ngày nay, tuy nhiên, trong quá khứ, trẻ em thường phải đối mặt với hình phạt thể lý, ví dụ như đánh đòn. Hãy cẩn trọng với kiểu phạt như thế bởi chúng đi kèm những trở ngại. Đầu tiên, đây là mọi hình thức phạt đều có thể dẫn đến nỗi sợ. Cậu bé Brandon có thể trở nên sợ với đường phố và cũng như người đánh cậu - ông bố hoặc bà mẹ. Một cách dễ thấy, học sinh khi bị giáo viên khiển trách và đánh phạt sẽ trở nên sợ hãi người giáo viên và tìm cách trốn học (Gershoff et al., 2010). Vì thế, tại Mỹ, hầu hết các trường đều nghiêm cấm mọi hình thức phạt liên quan đến cơ thể. Thứ hai, đây là hình phạt dễ dẫn đến sự gây hấn và hành vi chống đối xã hội hay hành vi phạm pháp (Gershoff, 2002). Những đứa trẻ nhận ra rằng cách ba mẹ đánh đòn khi họ tức giận và khó chịu, thế nên, chúng sẽ học theo cách đó, đánh nhau mỗi khi chúng tức giận và khó chịu. Ví dụ, khi người mẹ tức giận đánh trẻ khi chúng biểu hiện không tốt, trẻ sẽ có thể bắt đầu đánh bạn khi không được chia sẻ đồ chơi. 

Dù rằng trừng phạt tích cực có tính hiệu quả trong vài trường hợp, Skinner cho rằng khi áp dụng cần cân nhắc và xem xét kỹ càng với hệ quả tiêu cực (nếu có). Ngày nay, tâm lý gia và chuyên gia về nuôi dạy con hướng đến cách thức củng cố hơn là trừng phạt - họ cho rằng khi con trẻ làm được điều tốt, phụ huynh nên trao thưởng.

Trong thí nghiệm điều kiện hóa tạo tác, Skinner thường sử dụng một cách tiếp cận, gọi là định hình. Nghĩa là, không chỉ trao thưởng với mỗi hành vi mang tính mục tiêu, định hình thì còn thưởng cho các hành vi có mục tiêu gần đúng liên tiếp, với mỗi lần thành công thì sẽ trao thưởng. Sự định hình là cần thiết bởi để có thể ứng dụng nguyên lý củng cố, đầu tiên chủ thể cần biểu hiện hành vi. Điều xuất hiện trước tiên sẽ là những hành vi mang tính ngẫu nhiên từ chủ thể và từ đây sự định hình bắt đầu. Đây là một quá trình, hành vi được chia nhỏ ra thành từng bước, dễ dàng đạt được. Cách thức cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, củng cố với tất cả dạng phản hồi có tính tương đồng với hành vi mong đợi.
  • Tiếp theo, củng cố với dạng phản hồi có tính tương đồng cao hơn với hành vi mong đợi. Không tiếp tục củng cố với những phản hồi trong bước đầu.
  • Sau đó, củng cố với dạng phản hồi có tính tương đồng cao hơn bước 2. Không củng cố với phản hồi ở bước 2.
  • Cuối cùng, chỉ củng cố với hành vi mong đợi. 

Khi huấn luyện hay dạy hành vi mang tính phức tạp hoặc chuỗi hành vi, định hình thường được áp dụng. Skinner sử dụng cách thức này để huấn luyện chim bồ câu, không chỉ biết cách lấy thức ăn trong chiếc hộp Skinner, mà còn có những hành vi mang tính giải trí khác, như xoay tròn, đi vòng quanh số 8 hay chơi ping pong. Thực tế, hiện nay khi huấn luyện động vật, con người áp dụng cách thức này. Một yếu tố quan trọng trong quá trình định hình là khả năng phân biệt các yếu tố kích thích. Nhắc lại thí nghiệm chú chó của Pavlov, ông đã huấn luyện các chú chó với nhiều tiếng chuông khác nhau, không sử dụng một tiếng chuông đặc hiệu nào. Khả năng phân biệt này cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều kiện hóa tạo tác và định hình hành vi. 

Dễ dàng nhận thấy tính hiệu quả của sự định hình trong việc huấn luyện động vật, vậy với loài người thì sao? Với các bậc cha mẹ mong muốn con mình sẽ dọn dẹp căn phòng của bé, họ áp dụng cách thức định hình này, giúp đỡ trẻ trong từng bước nhỏ để đạt được hành vi. Thay vì phải làm tất tần tật trong một lần, họ chia nhỏ các bước và củng cố mỗi bước. Đầu tiền, trẻ lau dọn một món đồ chơi. Sau đó sẽ là năm món đồ chơi. Tiếp đến, trẻ được chọn giữa việc lau dọn mười món đồ chơi hoặc dọn dẹp sách và quần áo. Sau đó, trẻ sẽ dọn tất trừ hai món đồ chơi. Cuối cùng, trẻ sẽ dọn tất cả trong phòng.