Cách thức học tập Điều kiện hóa tạo tác Nhận thức và học ngầm ẩn

Những nhà thuần hành vi học như Watson and Skinner nghiêng về nghiên cứu hành vi hơn nhận thức (suy nghĩ hay mong đợi, chẳng hạn). Skinner có niềm tin cứng nhắc rằng nhận thức chẳng đóng vai trò gì, ý tưởng của ông chỉ thuần túy hành vi. Ông ví tâm trí là một “chiếc hộp đen” - một điều  nằm ngoài khả năng hiểu biết - và vì thế không nên nghiên cứu. Tuy nhiên, nhà hành vi học khác, Edward C.Tolman đưa ra quan điểm khác. Trong thí nghiệm của Tolman với chuột đã cho thấy dù chưa xuất hiện củng cố tức thì, chủ thể vẫn có thể học được hành vi ((Tolman & Honzik, 1930; Tolman, Ritchie, & Kalish, 1946). Vì kết quả cho thấy sự mâu thuẫn với những quan điểm trước đó, nên có nhiều gợi ý nghiên cứu về khía cạnh nhận thức trong quá trình học tập.  

Cuộc thí nghiệm của Tolman được tiến hành với những con chuột đang đói, ông thả chúng vào một mê cung, không để phần thưởng nào ở lối ra. Trong nhóm đối chứng khác, ông có thể phần thưởng (thức ăn) ở lối ra. Với nhóm không được củng cố khi khám phá mê cung, trong tâm trí hình thành một sơ đồ: hình ảnh ghi nhớ về đường lối mê cung (Hình 3). Sau 10 lần vào mê cung không có củng cố, cuối cùng thức ăn cũng được đặt ở lối ra. Ngay khi ngửi được mùi thức ăn, chúng có thể tìm được lối ra nhanh như nhóm đối chứng. Đây được gọi là quá trình học tập ngầm ẩn [latent learning]: kiến thức được học không được quan sát thấy, chỉ để khi có mục đích cụ thể mới sử dụng. 

Hình 3

Ở loài người cũng thế. Trẻ nhỏ khi xem những hành vi của bố mẹ, chúng có thể học được và biểu hiện trong một thời điểm ở tương lai khi cần thiết. Ví dụ, bố của Ravi thường đưa cậu đến trường mỗi ngày bằng xe hơi. Ravi nhớ con đường từ nhà đến trường, nhưng cậu chưa bao giờ tự đến trường, nên chưa thấy được khả năng nhớ này. Một sáng nọ, bố Ravi phải rời đi sớm vì cuộc họp, ông không thể đưa cậu đến trường, thế là cậu chạy xe đạp theo con đường trong trí nhớ. Đây là một ví dụ cho quá trình học tập ngầm ẩn. Ravi đã học được con đường từ nhà đến trường nhưng chỉ đến khi nhu cầu xuất hiện, kiến thức này mới được sử dụng.