Cách thức học tập Điều kiện hóa tạo tác

Điều kiện hóa tạo tác

Đã đọc 0%

Trong phần trước, nội dung chủ yếu tập trung vào điều kiện học tập, cụ thể là điều kiện hóa cổ điển. Nên nhớ, trong điều kiện hóa cổ điển, một phản xạ tự động xuất hiện với tác nhân từ môi trường, những nhà nghiên cứu huấn luyện chủ thể phản ứng với những yếu tố kích thích khác nhau. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại điều kiện học tập khác, điều kiện hóa tạo tác. Đây là một quá trình nghiên cứu các chủ thể khác nhau về sự liên kết giữa một hành vi và hệ quả của nó (Bảng 1). Một hệ quả tốt có thể là điều kiện để hành vi đó được lặp lại trong tương lai. Ví dụ, ở Thủy cung Quốc gia ở Baltimore, mỗi khi cá heo Spirit thực hiện một cú nhảy lên không trung khi nghe tiếng huýt còi từ huấn luyện viên, cá heo sẽ được một con cá.

Bảng 1: Classical and Operant Conditioning Compared
  Classical Conditioning Operant Conditioning
Conditioning approach An unconditioned stimulus (such as food) is paired with a neutral stimulus (such as a bell). The neutral stimulus eventually becomes the conditioned stimulus, which brings about the conditioned response (salivation). The target behavior is followed by reinforcement or punishment to either strengthen or weaken it, so that the learner is more likely to exhibit the desired behavior in the future.
Stimulus timing The stimulus occurs immediately before the response. The stimulus (either reinforcement or punishment) occurs soon after the response.

Nhà tâm lý học B.F. Skinner nhìn thấy mặt hạn chế điều kiện hóa cổ điển với một vài kiểu hành vi chỉ mang tính phản xạ, không tạo thành kiểu hành vi mới, như chạy xe đạp. Một giả thuyết được đưa ra làm thế nào hình thành những hành vi như thế. Skinner tin rằng hệ quả là động cơ thúc đẩy hình thành hành vi, cũng là điều ta nhận được khi thực hiện: sự củng cố và sự trừng phạt. Ý tưởng này dựa trên định luật về hiệu quả của tâm lý gia Edward Thorndike. Theo đó, dạng hành vi mang lại sự thỏa mãn cho chủ thể thì có khả năng được lặp lại, ngược lại, dạng hành vi mang lại hệ quả cảm xúc không hay có thể không được lặp lại (Thorndike, 1911). Hơn thế, khi chủ thể thực hiện một điều mang lại kết quả đáng mong đợi, chủ thể sẽ dễ lặp lại hành vi đó. Hay nếu, chủ thể thực hiện một điều mang lại kết quả không đáng mong đợi, chủ thể sẽ không lặp lại hành vi đó. Ví dụ cụ thể, khi đi làm, một trong những lý do chính, chúng ta đến cơ quan để làm việc là tiền lương. Nếu chúng ta không được trả lương nữa, có thể chúng ta sẽ dừng đến cơ quan, dù đôi khi chúng ta yêu công việc đó.

Dựa trên nền lý thuyết về định luật hiệu quả của Thorndike, Skinner bắt đầu thí nghiệm trên động vật (chủ yếu là chuột và chim bồ câu), để tìm hiểu xem làm thế nào chủ thể có thể học tập qua điều kiện hóa tạo tác (Skinner, 1938). Ông để các con vật vào trong một căn phòng được điều kiện hóa tạo tác, được biết với tên Chiếc hộp Skinner (Hình 1). Trong hộp chứa một cái đòn bẩy (cho chuột) và một cái đĩa (cho chim bồ câu), các con vật có thể đạp hoặc mổ để lấy thức ăn. Ngoài ra, loa và đèn chiếu cùng kết hợp. Một chiếc máy thu số liệu để đếm số lần các con vật phản ứng. 

Hình 1