Tâm lý học là gì? Lịch sử Tâm lý học

Lịch sử Tâm lý học

Đã đọc 0%

Henley (2017) tin rằng để hiểu đầy đủ các vấn đề trong tâm lý học hiện đại, trước tiên bạn phải biết gốc rễ của các câu hỏi của nó, lý thuyết đưa ra những câu hỏi đó và những tiến bộ được sử dụng để trả lời như vậy. Điều quan trọng là phải tìm hiểu lịch sử tâm lý học vì hai lý do cụ thể; để hiểu những nỗ lực trong việc đạt được vị trí hiện tại của chúng ta (phát triển trong quá khứ) và kết quả của những phát triển đó tiếp tục thay đổi như thế nào (phát triển hiện tại). Hiểu được quá trình phát triển trong quá khứ của tâm lý học cũng hữu ích giống như việc hiểu rõ hơn về trải nghiệm quá khứ của một người cũng hữu ích đối với một nhà tâm lý học (Henley, 2017).

Nhìn vào lịch sử, bạn có thể bất ngờ Tâm lý học đã trải qua những làn sóng tư duy mới dựa trên nền văn hóa và công nghệ cung cấp những lý thuyết đa dạng của thế giới thời bấy giờ. Cũng như các môn khoa học khác, con người tiến bộ thì hiểu biết về tâm lý của chúng ta cũng tiến bộ theo. Bằng cách nghiên cứu các hệ thống đã giúp xây dựng nên Tâm lý học ngày hôm nay, chúng ta bắt đầu hiểu các quy trình đã được sử dụng để hiểu tâm lý con người và tận dụng những sai lầm, hạn chế trong quá khứ để tạo ra một nền khoa học hiệu quả hơn. Điều này đưa chúng ta đến sự hiểu biết về sự phát triển hiện nay của Tâm lý học.

Lịch sử Tâm lý học đã cho chúng ta thấy rằng sự thật luôn thay đổi. Mỗi triết gia cổ đại đều cho rằng quan điểm của họ là đúng. Theo Kuhn (1970) các lý thuyết khoa học có tính chất chu kỳ cho thấy rằng khi sự không hợp lý xảy ra mà lý thuyết hiện tại không thể giải thích được thì là lúc lý thuyết mới được phép xuất hiện. Đây là điều quan trọng cần lưu ý vì không phải tất cả các lý thuyết trong Tâm lý học đều được chứng minh là có giá trị, và cũng không phải lý thuyết tân kỳ đều áp đảo tuyệt đối với lý thuyết đã có trước đó. Học hỏi từ lịch sử Tâm lý học trong quá khứ không chỉ bao gồm thế kỷ 19, chúng ta nên sẵn sàng để đặt câu hỏi và thách thức các lý thuyết hiện tại. Chúng ta không nên mắc sai lầm khi coi khoa học là tín ngưỡng và là chân lý cuối cùng, vì sự hiểu biết hiện tại của chúng ta có thể bị mất uy tín như một số lý thuyết mà chúng ta tìm thấy trong lịch sử Tâm lý học. Cuối cùng, bằng cách nghiên cứu lịch sử này, chúng ta có thể làm sống lại những ý tưởng cũ vẫn còn khả thi nhưng đã không còn phổ biến hoặc đã bị lãng quên (Henley, 2017).