Khái lược

Tâm lý học

Là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu con người, tập trung vào việc hiểu sâu hơn về tư duy và hành vi của con người. Ngành tâm lý học đang phát triển không ngừng để cung cấp những thông tin quý báu về tâm trí và tình cảm của chúng ta.

  • Giúp hiểu cách con người tư duy, cảm nhận và phản ứng.
  • Quan trọng trong việc xác định và giải quyết vấn đề tâm - sinh lý.
  • Nguồn thông tin và cách thức giải quyết rối loạn tâm lý.

Tâm lý học không chỉ là một ngành học thuật mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không những vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần cho mọi người bằng cách hiểu biết hơn về suy nghĩ và hành vi của bản thân và người khác.

Lịch sử đầy màu sắc qua thời gian

Lịch sử tâm lý học là một chặng đường phát triển đầy quan trọng trong việc hiểu sâu hơn về tâm trí và hành vi của con người. Bắt đầu từ những nỗ lực ban đầu, tâm lý học đã trải qua một sự tiến hóa đáng kể qua các giai đoạn khác nhau.

  • Cổ đại (trước TK18): Tâm lý học ban đầu tập trung vào việc giải thích sự xuất hiện của các cảm xúc và hành vi dựa trên quan điểm siêu tự nhiên, thần học và tôn giáo.
  • Hiện đại (TK18 - TK20): Wilhelm Wundt đã mở đầu cho sự phát triển của tâm lý học như một ngành độc lập theo phương pháp khoa học và nó kéo theo sự xuất hiện nhiều học thuyết lớn về tâm trí và hành vi.
  • Đương đại (TK21): Tâm lý học tiếp tục phát triển và điều tra các chủ đề đa dạng và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế và doanh nghiệp.

Nhìn chung, lịch sử tâm lý học là một hành trình phát triển từ quan điểm siêu tự nhiên và tôn giáo đến tâm lý học khoa học và đa dạng hóa trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng. Nó đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm trí và hành vi con người trong suốt nhiều thế kỷ và đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý và xã hội ngày nay.

Đa dạng chủ đề với 5 trụ cột

Trong lĩnh vực tâm lý học, chúng ta chấp nhận sự đa dạng trong việc nghiên cứu cách con người suy nghĩ và hành vi. Không có một cách duy nhất để hiểu sâu hơn về tâm trí và hành vi con người. Thay vào đó, có nhiều quan điểm và trường phái khác nhau đã phát triển theo thời gian, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong phạm vi tâm lý học.

Để giới thiệu sơ lược về các lĩnh vực chính của tâm lý học, chúng ta có năm "trụ cột" tâm lý học. Mỗi lĩnh vực này đóng góp vào việc hiểu sâu hơn về tâm trí và hành vi con người. Các lĩnh vực này là:

  • Sinh học: Bao gồm khoa học thần kinh, ý thức, giác quan, di truyền, tiến hoá.
  • Nhận thức: Nghiên cứu về tri giác, nhận thức, trí nhớ và trí thông minh.
  • Phát triển: Bao gồm sự học tập, phát triển suốt đời và ngôn ngữ.
  • Xã hội và Nhân cách: Nghiên cứu về nhân cách, cảm xúc, động lực, giới tính và văn hóa.
  • Sức khoẻ tinh thần và thể chất: Gồm các bất thường tâm lý, cách trị liệu và tâm lý về sức khoẻ.

Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học

Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu chính thường được sử dụng trong tâm lý học:

  • Lâm sàng/Điển hình: Tập trung vào một hoặc vài người để thu thập thông tin chi tiết về họ và hiện tượng cụ thể.
  • Quan sát tự nhiên: Quan sát hành vi trong ngữ cảnh tự nhiên giúp hiểu cách hành vi xảy ra mà không bị tác động bởi sự hiện diện của người quan sát.
  • Khảo sát: Sử dụng danh sách câu hỏi để thu thập thông tin từ một mẫu lớn người tham gia.
  • Tài liệu: Sử dụng các tài liệu đã tồn tại trước đó để trả lời các câu hỏi được nêu ra trong nghiên cứu.

Những người nhìn thấu tâm hồn

Nhà tâm lý học là những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, nghiên cứu và làm việc với tâm trí, cảm xúc, và hành vi của con người. Họ sử dụng kiến thức về tâm lý để giúp cá nhân và tập thể hiểu rõ hơn về bản thân, giải quyết vấn đề tinh thần, và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để trở thành một nhà tâm lý học, họ phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu và tích luỹ kinh nghiệm quan trọng.

Công việc của nhà tâm lý học đa dạng và quan trọng trong xã hội và dưới đây là những nhiệm vụ quan trọng của họ:

  • Tư vấn và thăm khám tâm lý cá nhân hoặc nhóm để chẩn đoán vấn đề tâm lý, và sau đó cung cấp liệu pháp tâm lý phù hợp để giúp họ vượt qua khó khăn và cải thiện tâm trạng.
  • Tiến hành nghiên cứu về các khía cạnh của tâm lý con người, từ tâm trạng đến hành vi xã hội, để đóng góp kiến thức mới về tâm trí và hành vi con người trong nhiều môi trường.
  • Cung cấp đào tạo tâm lý cho cộng đồng, lan truyền kiến thức và kỹ năng để xây dựng tinh thần tốt đẹp hơn cho mọi người.

Khám phá tâm lý

Tâm lý học nắm giữ chìa khóa để làm sáng tỏ những bí ẩn của tâm trí con người. Cho dù bạn bị thúc đẩy bởi sự tò mò, tìm kiếm sự phát triển cá nhân hay đam mê tạo ra tác động tích cực, việc vén màn tâm lý mang đến những cơ hội để phát triển bản thân.

Tại sao

nên học tâm lý học

Tự hiểu sâu sắc

Giúp bạn hiểu sâu hơn về tư duy, cảm xúc và hành vi của bản thân.

Quan hệ tốt hơn

Cải thiện kỹ năng giao tiếp và quan hệ thông qua hiểu biết về hành vi con người.

Sức khoẻ tinh thần

Phát hiện dấu hiệu về vấn đề tâm thần, xoa dịu căng thẳng và khuyến khích can thiệp sớm.

Cơ hội nghề nghiệp

Mở cửa cho nhiều lựa chọn nghề nghiệp như tư vấn, nghiên cứu, giáo dục, và kinh doanh.

Giải quyết vấn đề

Áp dụng các nguyên tắc tâm lý để giải quyết nhiều vấn đề trong các lĩnh vực đa dạng.

Học tập suốt đời

Phát triển liên tục và hiểu sâu hơn về sự phức tạp của hành vi và tư duy con người.

Tâm lý học

Hỏi nhanh đáp gọn

  • Trong tâm lý học, tâm lý bao gồm các khía cạnh như nhận thức, và nhân cách, cũng như cảm xúc được được nhận diện một cách có ý thức hoặc vô thức. Còn hành vi không chỉ là hành động của cá nhân, mà còn là sự phản ứng và hồi đáp đối với kích thích từ môi trường hoặc bên trong, có hoặc không có mục đích. Tâm lý là một loại hành vi ẩn đặc biệt, có ảnh hưởng đến hành vi quan sát thấy. Tâm lý học ban đầu tập trung vào tâm lý hoặc hành vi, nhưng sau này đã nhận thấy sự liên kết chặt chẽ giữa chúng vì phân tích tâm lý có thể dựa trên việc quan sát hành vi hoặc suy luận hành vi từ tâm lý nên trong tâm lý và hành vi đều là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.

  • Chưa có một thống kê chính thức được chấp nhận rộng rãi nhưng để hình dung về số lượng các chuyên ngành hoặc hơn thì có thể lấy 54 phòng ban phụ trách mảng nội dung khác nhau về tâm lý của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ làm ví dụ. Những chuyên ngành được phân biệt với nhau bởi sự khác biệt về sự tập trung các đối tượng, khái niệm, môi trường và mục đích cụ thể của từng chuyên ngành. Trong đó có những chuyên ngành phổ biến như tâm lý học sinh học, nhận thức, phát triển, nhân cách, xã hội, bất thường, lâm sàng, tham vấn, pháp chứng, pháp luật, sức khoẻ, thể thao, học đường, giáo dục, tổ chức và công nghiệp...

  • Trước tiên phải khẳng định "bác sĩ tâm lý" là một cách gọi có thể mường tượng đúng công việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho cá nhân, cộng đồng song hiểu sai về mặt bản chất của người thực hiện công việc đó. Không có cái gọi là "bác sĩ tâm lý" mà chỉ có bác sĩ tâm thần, chuyên gia trị liệu tâm lý, nhà tâm lý học lâm sàng, tham vấn. Hơn nữa, tâm lý học có nhiều chuyên ngành và có thể ứng dụng vào trong nhiều hoạt động công việc, lĩnh vực khác nhau và sức khoẻ tinh thần chỉ là một trong số nhiều mảng nội dung của tâm lý học. Do đó, học tâm lý học không nhất định (hoặc duy nhất chỉ) trở thành "bác sĩ tâm lý". Theo thống kê của APA có tới khoảng 143 nghề nghiệp có thể sử dụng bằng cử nhân và tiến sĩ tâm lý học để làm việc tại Hoa Kỳ.

  • Nhà tâm lý lâm sàng và bác sĩ tâm thần, mặc dù cùng chăm sóc sức khoẻ tâm thần (tinh thần, tâm lý) nhưng khác biệt ở nền tảng giáo dục và phương pháp điều trị. Bác sĩ tâm thần đào tạo y khoa rồi chuyên sâu vào tâm thần học, sử dụng thuốc và dược lý để giảm triệu chứng. Trong khi đó, nhà tâm lý lâm sàng học về tâm lý con người, giao tiếp, và sử dụng lý thuyết tâm lý, thường tập trung vào yếu tố tâm lý-xã hội, không sử dụng thuốc. Sự khác biệt này thể hiện đa dạng và sự phong phú của lĩnh vực tâm lý học và tâm thần học, cung cấp các phương pháp đa dạng để chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

  • Để trở thành nhà tâm lý học, bạn cần có ít nhất bằng cử nhân tâm lý học. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn cần học cao học để có thể có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tâm lý học. Sau khi hoàn thành chương trình cao học cần phải thực tập trong lĩnh vực chuyên môn khoảng một đến hai năm. Ở nước ngoài như Hoa Kỳ chẳng hạn, cần phải tham gia các kỳ thi đánh giá để có chứng chỉ hành nghề, như vậy mới được coi là một nhà tâm lý học.

  • Đào tạo tâm lý học là quá trình trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để trở thành một nhà tâm lý học chuyên nghiệp. Nội dung đào tạo bao gồm kiến thức cơ bản về tâm lý học, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành. Phương pháp đào tạo sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm giảng dạy lý thuyết, thực hành và nghiên cứu. Đào tạo tâm lý học ở Việt Nam được thực hiện ở các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, nghiên cứu tâm lý học, giảng dạy tâm lý học, quản lý nhân sự, marketing, truyền thông.

Giới thiệu

M2P

Dịch & biên soạn từ Psychology 2e

Minimum Psychology Project (M2P) là dự án phi lợi nhuận, cung cấp trực tuyến và miễn phí các kiến thức tâm lý học đại cương dưới dạng thông tin đại chúng. Khuyến khích việc tự tìm hiểu tâm lý học có hệ thống và đúng đắn thông qua việc cung cấp các kiến thức nền, đại cương về tâm lý học cho những ai có nhu cầu tìm hiểu tâm lý học ở mức độ cơ bản hoặc đang tìm kiếm một khung định hướng cho việc tự học tâm lý học chuẩn chỉnh.

Psychology 2e được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về phạm vi và trình tự cho phần nhập môn về tâm lý học. Cuốn sách cung cấp các khái niệm cốt lõi, dựa trên cả các nghiên cứu trong quá khứ và hiện nay.

Psychology 2e được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution 4.0 International (CC BY), có nghĩa là bạn có thể phân phối, phối lại và xây dựng dựa trên nội dung nhưng phải đảm bảo sự ghi công cho OpenStax và những người đóng góp nội dung của nó.

Sáng lập

Trần Tiến Giang

Biên soạn nội dung, phát triển trang web, lập kế hoạch, phân công việc, điều hành chung và hỗ trợ chuyển ngữ và tham gia một phần dịch thuật.

Chuyển ngữ

Các thành viên

Lê Nguyễn Sơn Tùng, Nguyễn Thanh Tuyền, Hồ Thanh Trúc cả ba đều là Cử nhân Tâm lý học tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hồ Chí Minh (Khóa 7) và Nguyễn Thị Ngọc Hà cử nhân khoa tâm lý học tại Đại học Birmingham City, Vương Quốc Anh.

Cộng tác

Nguyễn Mai Anh

Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (Khóa 3), phụ trách việc hiệu đính nội dung và soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm.

bạn đọc

gửi nhận xét

Nhận xét, góp ý về trang web giúp chúng tôi cải thiện giao diện, nội dung.
Loading
Your message has been sent. Thank you!