Giai đoạn phát triển tiếp theo là chớm trưởng thành [emerging adulthood]. Đây là giai đoạn phát triển lứa tuổi tương đối mới được xác định kéo dài từ 18 tuổi đến giữa năm 20 tuổi, và được đặc trưng là khoảng thời gian mà việc khám phá bản sắc tập trung vào công việc và tình yêu.

Khi nào một người trở thành người lớn? Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này. Tại Hoa Kỳ, theo pháp luật là 18 tuổi. Nhưng các định nghĩa khác về tuổi trưởng thành rất khác nhau; trong xã hội học, chẳng hạn, một người có thể được coi là người lớn khi người này trở nên tự lập, lựa chọn sự nghiệp, kết hôn hoặc bắt đầu một gia đình. Độ tuổi mà chúng ta đạt được những cột mốc này khác nhau ở mỗi người cũng như tùy từng nền văn hóa. Ví dụ, ở quốc gia Malawi, châu Phi, cô gái 15 tuổi Njemile đã kết hôn năm 14 tuổi và có đứa con đầu lòng năm 15 tuổi. Trong văn hóa của mình, cô ấy được coi là một người lớn. Trẻ em ở Malawi đảm nhận các trách nhiệm của người lớn như hôn nhân và công việc (ví dụ: gánh nước, chăm sóc trẻ sơ sinh và làm ruộng) ngay từ khi 10 tuổi. Ngược lại, sự độc lập trong các nền văn hóa phương Tây ngày càng mất nhiều thời gian hơn, làm trì hoãn hiệu quả sự bắt đầu của cuộc sống trưởng thành.

Tại sao phải mất tới 20-gì-đó (chú thích: độ tuổi 20s) lâu như vậy để lớn lên? Có vẻ như chớm trưởng thành là sản phẩm của cả văn hóa phương Tây và thời đại chúng ta hiện nay (Arnett, 2000). Người dân ở các nước phát triển đang sống lâu hơn, cho phép tự do mất thêm một thập kỷ để bắt đầu sự nghiệp và gia đình. Những thay đổi trong lực lượng lao động cũng đóng một vai trò nhất định. Ví dụ, 50 năm trước, một thanh niên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có thể ngay lập tức gia nhập lực lượng lao động và leo lên bậc thang của công ty. Điều này không còn được xem là bình thường nữa. Bằng cử nhân và thậm chí sau đại học được yêu cầu và ngày càng phổ biến hơn, ngay cả đối với những công việc còn sơ khai (Arnett, 2000). Ngoài ra, nhiều sinh viên đang mất nhiều thời gian hơn (năm hoặc sáu năm) để hoàn thành bằng đại học do kết quả của việc đi làm và đi học cùng một lúc. Sau khi tốt nghiệp, nhiều thanh niên trở về mái ấm gia đình vì khó tìm được việc làm. Thay đổi kỳ vọng văn hóa có thể là lý do quan trọng nhất dẫn đến sự chậm trễ trong việc vào vai người lớn. Những người trẻ tuổi đang dành nhiều thời gian hơn để khám phá các lựa chọn của họ, vì vậy họ đang trì hoãn việc kết hôn và làm việc khi họ thay đổi chuyên ngành và công việc nhiều lần, khiến họ có thời gian biểu muộn hơn nhiều so với cha mẹ (Arnett, 2000).