Tâm lý lứa tuổi Giai đoạn tiền sản Ảnh hưởng trước khi sinh

Trong mỗi giai đoạn tiền sản, các yếu tố di truyền và môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ trong suốt quá trình người mẹ mang thai. Điều quan trọng là người mẹ phải chăm sóc tốt cho bản thân trước khi sinh, đó là chăm sóc y tế trong thời kỳ mang thai nhằm theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (2013), chăm sóc tiền sản định kỳ rất quan trọng vì nó có thể giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Trên thực tế, phụ nữ đang mang thai nên thảo luận về kế hoạch mang thai với bác sĩ của họ. Ví dụ, họ có thể được khuyên dùng một loại vitamin có chứa axit folic, giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh hoặc theo dõi các khía cạnh của chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục.

Nhớ lại rằng khi hợp tử bám vào thành tử cung của mẹ, nhau thai được hình thành. Nhau thai cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Hầu hết mọi thứ mà người mẹ ăn vào, bao gồm thức ăn, chất lỏng, và thậm chí cả thuốc, đều đi qua nhau thai đến thai nhi, do đó cụm từ phổ biến là “ăn cho hai người” là vì thế. Bất cứ thứ gì mẹ tiếp xúc trong môi trường đều ảnh hưởng đến thai nhi; nếu người mẹ tiếp xúc với thứ gì đó có hại, đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng suốt đời.

Tác nhân gây quái thai là bất kỳ tác nhân môi trường nào (như sinh học, hóa học hoặc vật lý) gây tổn thương cho phôi thai đang phát triển hoặc bào thai. Có nhiều tác nhân gây quái thai khác nhau. Rượu và hầu hết các loại thuốc đều đi qua nhau thai và làm ảnh hưởng đến thai nhi. Hoàn toàn không an toàn để sử dụng bất kỳ lượng rượu nào trong giai đoạn thai kỳ. Sử dụng rượu trong thời kỳ mang thai được phát hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ em ở Hoa Kỳ mà vốn dĩ có thể được phòng ngừa (Maier & West, 2001). Việc mẹ uống quá nhiều khi đang mang thai có thể gây ra rối loạn phổ rượu ở bào thai [fetal alcohol spectrum disorders] với hậu quả kéo dài suốt đời đối với đứa trẻ, ở mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến nặng (Bảng 1). Rối loạn phổ rượu ở bào thai là một tập hợp các dị tật bẩm sinh liên quan đến việc uống nhiều rượu trong thai kỳ. Về thể chất, trẻ em bị rối loạn phổ rượu ở bào thai có thể có kích thước đầu nhỏ và các đặc điểm bất thường trên khuôn mặt. Về mặt nhận thức, những đứa trẻ này có thể có khả năng phán đoán kém, kiểm soát xung động kém, tỷ lệ mắc phải rối loạn tăng động giảm chú ý cao hơn, các vấn đề trong học tập và điểm IQ thấp hơn. Những vấn đề và sự chậm phát triển này kéo dài đến tuổi trưởng thành (Streissguth et al., 2004). Dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trên động vật, người ta cũng cho rằng việc uống rượu của người mẹ trong thời kỳ mang thai có thể khiến con cô ấy thích uống rượu (Youngentob và cộng sự, 2007).

Bảng 1. Fetal Alcohol Syndrome Facial Features
Facial Feature Potential Effect of Fetal Alcohol Syndrome
Head size Below-average head circumference
Eyes Smaller than average eye opening, skin folds at corners of eyes
Nose Low nasal bridge, short nose
Midface Smaller than average midface size
Lip and philtrum Thin upper lip, indistinct philtrum

Hút thuốc cũng có thể gây ra quái thai vì nicotine đi qua nhau thai đến thai nhi. Khi mẹ hút thuốc, em bé đang phát triển sẽ bị giảm nồng độ oxy trong máu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (2013), hút thuốc khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, thai chết lưu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [sudden infant death syndrome].

Heroin, cocaine, methamphetamine, gần như tất cả các loại thuốc kê đơn và hầu hết các loại thuốc không kê đơn cũng được coi là tác nhân gây quái thai. Trẻ sơ sinh nghiện heroin cần heroin giống như một người lớn nghiện. Đứa trẻ sẽ cần được cai nghiện heroin dần dần dưới sự giám sát y tế; nếu không, đứa trẻ có thể bị co giật và tử vong. Các tác nhân gây quái thai khác bao gồm phóng xạ, vi-rút như HIV, Herpes, và Rubella (bệnh sởi Đức). Phụ nữ ở Hoa Kỳ ít có nguy cơ mắc Rubella hơn nhiều vì hầu hết phụ nữ đã được tiêm chủng ngừa thời thơ ấu hoặc tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh tật.

Mỗi cơ quan của thai nhi phát triển trong một thời kỳ cụ thể của thai kỳ, được gọi là thời kỳ quan trọng hoặc nhạy cảm (Hình 9.8). Ví dụ, nghiên cứu với mô hình linh trưởng của FASD đã chứng minh rằng thời gian bào thai đang phát triển tiếp xúc với rượu có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự xuất hiện của các đặc điểm trên khuôn mặt liên quan đến hội chứng nghiện rượu ở thai nhi. Cụ thể, nghiên cứu này cho thấy rằng việc tiếp xúc với rượu giới hạn ở ngày thứ 19 hoặc 20 của thai kỳ có thể dẫn đến những bất thường đáng kể trên khuôn mặt ở con cái (Ashley, Magnuson, Omnell, & Clarren, 1999). Các vùng nhất định của não cũng cho thấy những giai đoạn nhạy cảm nhất trong đó chúng dễ bị tác nhân gây quái thai của rượu (Tran & Kelly, 2003).